Khoai tây

Thương hiệu: Chứng nhận OCOP, VietGap   |   Tình trạng: Còn hàng
7.000₫
Mô tả đang cập nhật
  • Nhập mã SS.S3110 để được giảm 10k sản phẩm với đơn tối thiểu 100,000.
Khối lượng:
Chỉ có ở socsonshop
  • 100% tự nhiên
    100% tự nhiên
  • Chứng nhận ATTP, VietGap, OCOP
    Chứng nhận ATTP, VietGap, OCOP
  • Luôn luôn tươi mới
    Luôn luôn tươi mới
  • An toàn cho sức khoẻ
    An toàn cho sức khoẻ

Mô tả sản phẩm

Khoai tây là loại củ mọc ngầm trên rễ của cây khoai tây, có tên tiếng Anh là Solanum tuberosum. Loại cây này thuộc bộ Cà, có liên quan đến cây cà chua và thuốc lá.

Khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó du nhập đến Châu Âu vào thế kỷ 16 và hiện được trồng thành vô số giống khác nhau trên toàn thế giới.

Ngoài ra, khoai tây là một loại củ đa năng, có giá thành tương đối rẻ, dễ trồng, dễ chăm sóc và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, vì vậy nhiều hộ gia đình tại Việt Nam đã lựa chọn khoai tây như một món ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày.

Khoai tây có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm luộc, chiên, nướng và thường được sử dụng làm món ăn nhẹ yêu thích của nhiều người.

khoai tây

Khoai tây chiên là món ăn vặt khoái khẩu của cả người lớn và trẻ em

Khoai tây nấu chín ở trạng thái còn nguyên vỏ là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, ví dụ như vitamin C hoặc kali.

Trong khoai tây chiếm phần lớn là nước, ngoài ra các thành phần chủ yếu của khoai tây bao gồm carb, protein và một lượng chất xơ vừa phải, đặc biệt khoai tây hầu như không có chất béo.

Các chất dinh dưỡng có trong 2/3 cốc (100 gram) khoai tây luộc/ nấu chín còn nguyên vỏ là:

  • Nước: 77%
  • Calo: 87
  • Protein: 1,9 gram
  • Carbs: 20,1 gram
  • Đường: 0,9 gram
  • Chất xơ: 1,8 gram
  • Chất béo: 0,1 gram

Khoai tây có thành phần chủ yếu là carb, hoạt động ở dạng tinh bột. Hàm lượng carb thường dao động từ 66- 90% trọng lượng khô.

Ngoài ra, trong khoai tây có chứa một lượng nhỏ các loại đường đơn giản, như sucrose, glucose và fructose.

Bởi vì khoai tây thường xếp hạng cao về chỉ số đường huyết (GI- đo lường sự ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu sau khi ăn), do đó chúng không phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, một số loại khoai tây có mức đường huyết trung bình, điều này còn phụ thuộc vào sự đa dạng và các phương pháp chế biến khoai tây của người sử dụng. Làm lạnh khoai tây sau khi nấu có thể làm giảm tác dụng của chúng đối với lượng đường trong máu và giảm GI xuống khoảng 25-26%.

Gọi ngay