Cần tây

Thương hiệu: Chứng nhận ATTP   |   Tình trạng: Còn hàng
6.000₫
Mô tả đang cập nhật
  • Nhập mã SS.S3110 để được giảm 10k sản phẩm với đơn tối thiểu 100,000.
Khối lượng:
Chỉ có ở socsonshop
  • 100% tự nhiên
    100% tự nhiên
  • Chứng nhận ATTP, VietGap, OCOP
    Chứng nhận ATTP, VietGap, OCOP
  • Luôn luôn tươi mới
    Luôn luôn tươi mới
  • An toàn cho sức khoẻ
    An toàn cho sức khoẻ

Mô tả sản phẩm

Cây cần tây là thảo dược thân thảo có tác dụng thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh và cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra Cần tây khi dùng ngoài da có thể điều trị vết thương, trị mụn nhọt, ung thư, nứt nẻ da.

cần tây
Cần tây có thể sử dụng thường xuyên để phòng ngừa bệnh và nâng cao sức đề kháng

 

  • Tên gọi khác. Rau cần tây
  • Tên khoa học: Apium graveolens L
  • Họ: Hoa tán – Apiaceae

Mô tả cây Cần tây

1. Đặc điểm thực vật

Cây Cần tây có thân mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1,5 m. Thân có nhiều rãnh dọc, các nhiều cành mọc thẳng đứng.

Lá có hình mắt chim, dưới gốc có cuống lá, thuôn dài có 3 cách, mép lá lượn tai bèo. Lá được xẻ thành 3 mảng hoặc không chia tùy theo điều kiện phát triển của cây.

Hoa nhỏ màu trắng nhạt, hoặc xanh lục nhạt, gồm nhiều tán. Hoa ở đầu cành có tán dài hơn cách tán còn lại.

Quả Cần tây có hình trứng, hình cầu. Xung quanh có vạch lồi chạy  dọc theo thân quả.

2. Bộ phận dùng

Toàn thân Cần tây được ứng dụng để là thuốc điều trị bệnh.

Rễ, củ, quả được chưng cất thành tinh dầu và làm gia vị.

3. Phân bố

Nguồn gốc xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước phương tây để ăn kèm và điều trị bệnh cao huyết áp.

Hiện tại, vị thuốc được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng thung lũng, đầm lầy như Quãng Ngãi, Bình Định,…

4. Thu hái và sơ chế

Cần tây có thể thu hoạch quanh năm, thường dùng để ăn sống, ép nước hoặc chế biến kèm các món ăn khác.

5. Bảo quản

Cần tây rất dễ bảo quản. Sau khi thu hái chỉ cần để ở nơi thoáng mát. Tuy nhiên, để cây tươi lâu, người dùng nên bảo quản cây ở nhiệt độ 5 – 12 độ C.

6. Thành phần hóa học

Trong cây Cần tây có đến 90,5% là nước. Các thành phần hóa học khác bao gồm:

  • Hợp chất Nitơ: 1,95%
  • Chất béo: 0,07%
  • Xenluloza: 1,15%
  • Chất tro, vitamin A, B, C và khoáng chất như Mg, Mn, Fe, Cu, K, Ca, Tyrosin, Cholin, Axit Glutamic: 1,13%

Sau khi chưng cất thì lượng tinh dầu thu được là 2 – 3%. Tinh dầu không có màu, rất loãng, mùi thơm đặc trưng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu bao gồm:

  • Cacbua Tecpen
  • D – Limonen,
  • Giaiacola
  • Silinen
  • Anhydrit secdanoi
  • Lacton Sednolit
  • Sesquitecpen Stinben

 

Gọi ngay