Phù Linh khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực thông qua các sản phẩm OCOP
Kiwin Media
Thứ Tư,
14/12/2022
Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Hiểu được lợi ích thiết thực và cơ hội phát triển các sản phẩm nông nghiệp, UBND xã Phù Linh đã đồng hành cùng các HTX, CSSX để cùng bắt tay sản xuất, chăn nuôi các sản phẩm đạt các tiêu chí OCOP.
Năm 2022. xã Phù Linh có 3 sản phẩm tiêu biểu được Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận sản phẩm OCOP.
1, Mật ong hoa rừng cô Nụ
Địa chỉ: Cộng Hòa, Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội
Chủ thể cô Nụ cho biết: Hiện tại cô đang chăn nuôi 50 đàn ong trên khu vực rừng núi của khu Sóc Sơn, cho sản lượng 400 - 500 kg mật ong/1 năm tương đương với 350 lit mật ong/ 1 năm. Sang năm 2023, cô mở rộng quy mô gấp 2 lần, với cách dưỡng ong bằng chuối đã tạo lên sản phẩm Mật ong hoa rừng cô Nu có vị thơm ngon đặc biệt.
Năm 2022, qua nhiều vòng thi, sản phẩm Mật ong hoa rừng Cô Nụ được thành phố Hà Nội công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao.
2. Cơ sở chăn nuôi ba ba gai Phạm Huy Phúc
Địa chỉ: Phù Mã. Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội
Hình ảnh ông Phạm Huy Phúc cùng ba ba gai được chứng nhận OCOP
Tổng diện tích chăn nuôi ba ba gai của ông Phúc khoảng 1300 m2, trung bình 1 năm ông chăn nuôi từ 700 - 1000 cá thể ba ba gai. Từ lúc chăm ba ba gai giống đến lúc ba ba trường thành ông Phúc hoàn toàn cho ăn bằng cá tép dầu và rô phi, sản phẩm ba ba gai của ông Phúc được xuất đi nhiều nơi, đặc biệt được nhiều nhà hàng tin tưởng sử dụng.
Ngoài chăn nuôi ba ba gai, ông Phúc còn ấp trứng ba ba gai và bán ba ba giống cho người dân có nhu cầu chăn nuôi ba ba gai. Trung bình một năm ông Phúc ấp từ 2000 - 3000 con, xuất đi từ 1000 đến 1500 con.
3. Trang trại lợn giống Hoàng Văn Thành
Địa chỉ: Xuân Đoài, Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội
Theo chia sẻ của ông Hoàng Văn Thành - chủ trang trại lợn giống Hoàng Văn Thành, hiện tại ông đang chăn nuôi 230 con lợn nái, 1 năm cho ra khoảng 7000 cá thể lợn giống. Với công nghệ chăn nuôi hiện đại, ông Thành rất chú trọng đến tình trạng sức khỏe của từng cá thể lợn, mỗi lần công nhân vào trang trại chăm sóc lợn đều phải đi qua khu vực khử trùng -sát khuẩn, sau đó thay đồ bảo hộ thì mới được tiếp xúc với các cá thể lợn.
Chính vì sự cẩn thận trong chăm sóc, sản phẩm lợn giống của ông Thành được nhiều trang trại các tỉnh giáp ranh với Sóc Sơn đặt mua số lượng lớn để chăn nuôi.
Nguyễn Hương Trả lời
15/12/2022sản phẩm tốt, chất lượng, thơm ngon đẩm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp tục ủng hộ.